Máy đo huyết áp Omron và những điều cần biết !!

 Máy đo huyết áp Omron đã không còn xa lạ cho dù với những ai không làm trong ngành y tế. Bởi hiện nay nhu cầu mua máy đo huyết áp để dùng tại nhà là điều cần thiết. Vậy nên chọn và mua loại máy đo huyết áp Omron nào? Và Dùng thế nào để giữ máy bền hơn, đo chính xác hơn?...

Ngày nay xã hội càng hiện đại, số người mắc bệnh liên quan đến tim mạch càng lớn. Do không khí ô nhiễm, nguồn thực phẩm không đảm bảo, cùng với các thói quen xấu như thuốc lá rượu bia. Càng có tuổi thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch mà điển hình là huyết áp cao, huyết áp thấp, huyết áp không ổn định.

Hiện nay, nền công nghệ phát triển rất nhiều và người dân có thể tiếp cận với các loại máy đo huyết áp tại nhà mà không cần phải đến tận các cơ sở y tế. Chúng ta luôn bận rộn với công việc và nhiều khi không có thời gian để quan tâm đến sức khỏe của bản thân mình. Có khi nào bạn cảm thấy cơ thể mình mệt mỏi hoặc có các triệu chứng như nhức đầu, hoa mắt, trí nhớ kém chưa? đó cũng chính là các triệu chứng của bệnh huyết áp thấp. Chúng ta chỉ coi đó là những điều bình thương khi làm việc quá nhiều hoặc giữ co thể trong một tráng thái một tư thế quá lâu mà nhiều khi bỏ qua việc đến cơ sở y tế để khám bệnh. Đối với nhiều người việc thường xuyên đến các cơ sở y tế để khám sức khỏe định kỳ vẫn là một điều xa sỉ và mất thời gian vì vậy giải pháp sử dụng máy đo huyết áp tại nhà nhu cầu thiết yếu.

Theo khuyến cáo của các bác sỹ chuyên khoa thì mỗi gia đình nên có một máy đo huyết áp tại nhà để có thể theo dõi kịp thời và thường xuyên sức khỏe của bản thân nhằm phát hiện sớm kịp thời các bệnh liên quan đến tim mạch.

Và Omron là một lựa chọn mà chúng ta không nên bỏ qua.

Tổng quan về tính năng của máy: 

Máy đo huyết áp Omron

  • Công nghệ Intellisense, tự động hoàn toàn
  • Máy chạy êm, màn hình to, dễ đọc kết quả.
  • Có tín hiệu báo tăng huyết áp (khi huyết áp nằm ngoài phạm vi tiêu chuẩn)
  • Được phê chuẩn về độ chính xác sử dụng cho phụ nữ mang thai.
  • Phát hiện nhịp tim bất thường.
  • Phát hiện cử động người trong quá trình đo, cho kết quả đo chính xác.
  • Hiển thị kết quả đo trung bình của 3 lần đo trong vòng 10 phút kể từ lần đo cuối.
  • Bộ nhớ lưu 90 kết quả đo cùng ngày và thời gian đo ...

Thông số kỹ thuật:

    Phương pháp đo: Đo dao động.
    Giới hạn đo:
        + Huyết áp: 0 tới 299 mm Hg
        + Nhịp tim: 40 tới 180 nhịp/phút.
    Độ chính xác:
        + Huyết áp: ±3 mm Hg.
        + Nhịp tim: ±5%.
    Tự động bơm và xả khí.
    Pin: 4 pin AAA.
    Trọng lượng: 370g (không gồm pin).
    Phụ kiện kèm theo:
        + Túi đựng.
        + Hướng dẫn sử dụng.
        + Pin.

Vì máy sử dụng Pin AAA (Pin con thỏ) nên rất tiện lợi khi hết pin chung ta có thể mua pin ở những của hàng tạp hóa:

Pin AAA (Pin con thỏ)
Pin AAA (Pin con thỏ)
  Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin một số loại máy đo huyết áp dưới đây:


Một vài lưu ý khi dùng máy:

1. Không đo huyết áp khi đang tập thể dục:
       - Không dùng để đo trong khi tập luyện hoặc hoạt động. Bạn nên tránh ăn uống, hút thuốc và tập luyện ít nhất 30 phút trước khi đo.

2. vệ sinh và bảo vệ máy khỏi hỏng hóc và giữ máy ở điều kiện làm việc tốt bằng cách nào ?
       - Lau vỏ máy bằng cách sử dụng vải khô mềm.
       - Không dùng chất ăn mòn nhưchất tẩy hoặc ngâm máy hoặc bất kỳ phụ kiện nào của máy trong nước.
       - Không thể vệ sinh vòng bít. Sau mỗi lần sử dụng không được gập vòng bíthoặc ống dẫn khí quá chặt. Cất máy ở nơi khô ráo và an toàn.
       - Không đểmáy ở nơi có nhiệt độ, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp hoặc trực tiếp dưới ánh nắng. Cẩn thận không để máy bị xóc mạnh như làm rơi máy xuống nền nhà.
       - Bạn nên tháo pin ra nếu không sử dụng máy trong một thời gian dài khoảng 3 tháng hoặc hơn.
       - Sử dụng máy theo các chỉ dẫn trong bản hướngdẫn sử dụng đi kèm. Chỉ sử dụng các bộ phận và linh kiện máy của chính hãng Omron.

3. Làm sao biết được vòng bít được quấn quá chặt hoặc quá lỏng ?
        - Nếu vòng bít quá lỏng hoặc quá chặt, bạn không thể có kết quả đo chính xác hoặc máy sẽ báo lỗi. Bạn nên quấn vòng bít theo chỉ dẫn sau.
        - Trước tiên, chắc chắn bạn đã cởi áo bó ra khỏi cánh tay.
        - Đặt cánh tay trái luồn qua vòng ống dẫn khí.
        - Phần cuối của vòng bít nên cách phía trên khuỷu tay khoảng 1 – 2 cm.
        - Lật cánh tay sao cho lòng tay bạn ngửa lên.
        - Điều chỉnh vòng bít quanh bắp tay bạn sao cho ống dẫn khí chạy dọc ở giữa cánh tay bạn.
        - Giữ chặt vòng bít ở nguyên vị trí trong khi đo.
        - Bạn có thể đặt vừa ngón tay vào giữa vòng bít và bắp tay bạn, khoảng cách này là bắt buộc để cho kết quả đo chính xác.
        - Máy sử dụng phương pháp đo dao động của huyết áp để phát hiện sự di chuyển của máu qua động mạch bắp tay và chuyển các dao động đó sang kết quả dạng số.

4. Khi các kết quả đo của máy khác nhau. Liệu máy của bạn vẫn hoạt động bình thường ?
       - Xác định nếu vòng bít bạn đang sử dụng với máy của bạn vẫn ở đúng kích cỡ bạn cần. Lấy kết quả đo trung bình của 3 lần đo.Thời gian đợi tối thiểu 5 phút giữa các lần đo.
       - Bạn có thể cần thời gian đợi lâu hơn tùy thuộc vào đặc điểm cơ thể của riêng bạn. Bác sĩ của bạn có thể kiểm tra kết quả đo bằng cách so sánh kết quả đo.
       - Chắc chắn sử dụng máy trước khi kiểm tra kết quả với máy đo của bác sĩ vì phương pháp đo khác nhau.
       - Nếu có sự khác biệt lớn về kết quả đo, nên đưa máy tới trung tâm bảo hành hoặc sửa chữa sản phẩm OMRON. Bạn hãy chắc rằng đã xem lại thông tin bảo hành và mang theo phiếu bảo hành cùng sản phẩm.

5. Tại sao khi huyết áp đo được ở bệnh viện khác với đo ở nhà ?
        - Huyết áp có thể dao động nhiều tùy thuộc vào trạng thái tinh thần của bạn trong khi đo. Huyết áp có thể cao hơn khi đo ở bệnh viện vì tinh thần căng thẳng (thường thì cao hơn từ 25 tới 30 mmHg, cao nhất tới 50 mmHg), trong khi đo ở nhà, bạn có thể thư giãn, huyết áp đo được có thể gần với huyết áp thực của bạn hơn.

6. Tại sao chỉ số huyết áp thay đổi mỗi lần đo ?
        - Huyết áp luôn luôn dao động và liên tục thay đổi với mỗi nhịp tim tùy thuộc vào sự vận động của tim và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường và trạng thái tinh thần khác nhau. Huyết áp dao động theo từng ngày, từng tháng và bị ảnh hưởng bởi mùa và nhiệt độ khác nhau. Theo như biểu đồ chỉ ra dưới đây, huyết áp đo được buổi sáng khác với buổi tối và dao động trong cả ngày. Bạn không nên quá lo lắng hoặc vui mừng vì mỗi kết quả đo được. Tuy nhiên, bạn nên đo huyết áp đều đặn ở cùng một thời điểm mỗi ngày và ghi lại kết quả. Hỏi ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin dựa trên các kết quả ghi lại.

7. Sự phân loại huyết áp tiêu chuẩn là gì ?
        - Sự phân loại huyết áp của Hội tim mạch quốc gia Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 như sau:



Hướng dẫn đo huyết áp

Tuy nhiên, sự phân loại này chỉ là hướng dẫn chung vì huyết áp tối ưu của bạn tùy thuộc vào tuổi tác, tình trạng bệnh của bạn và kế hoạch điều trị của bác sĩ. Hỏi ý kiến bác sĩ để xác định huyết áp tối ưu của bạn.

8. Giá trị quan trọng nhất của huyết áp là gì, huyết áp tâm thu hay huyết áp tâm trương ?
        - Những câu hỏi như thế này bạn nên hỏi bác sĩ. Theo qui luật chung huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều có mức độ quan trọng như nhau vì chúng phản ánh tình trạng tim của bạn trong quá trình co bóp và nghỉ ngơi.

9. Độ chính xác của máy là gì ?
        - Tất cả các loại máy đều được chứng nhận y tế về độc hính xác. Độ chính xác của huyết áp là +/- 3mmHg hoặc 2% kết quả đo.Nhịp tim là +/- 5% kết quả đo. Tiêu chuẩn này đáp ứng các tiêu chuẩn của AAMI (Hiệp hội cải tiến thiết bị đo y tế).

10. Nguyên nhân gây ra chỉ thị báo lỗi EE ?
        - Biểu tượng báo lỗi chung nhất là xuất hiện trên màn hình hiển thị biểu tượng EE và mũi tên chỉ xuống với 2 chữ số. Nguyên nhân gây ra lỗi EE thường là do vòng bít bị quấn quá lỏng. Vòng bít không được bơm đủ hơi trong quá trình đo. Lỗi này cũng sẽ hiển thị nếu vòng bít bị hỏng và cần thay thế. Biểu tượng EE với mũi tên chỉ xuống chỉ ra vòng bít bị bơm hơi quá căng. Trong hầu hết các trường hợp vòng bít không được quấn quá chặt hoặc bạn đang sử dụng cỡ vòng bít sai. Tắt máy. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để quấn vòng bít đúng. Đợi 5 tới 10 phút sau đó đo lại. Lỗi chỉ ra khác nhau đối với từng model sản phẩm. Các biểu tượng hiển thị trên model máy của bạn được chỉ ra trong bản hướng dẫn sử dụng với các bước xử lý sự cố.

11. Phương pháp đo huyết áp được sử dụng ở các máy là gì ?
        - Máy Omron sử dụng phương pháp đo dao động của huyết áp. Điều này có nghĩa là máy phát hiện sự di chuyển của máu trong động mạch cánh tay bạn và chuyển sang kết quả dạng số. Máy đo dao động không cần ống nghe, do vậy sử dụng rất đơn giản.

12. Tôi nên làm gì trước khi đo huyết áp ?
        - Bạn luôn chắc chắn rằng mình đã thực hiện những điều sau trước khi đo huyết áp. Không ăn uống, hút thuốc hoặc tập thể dục ít nhất 30 phút trước khi đo huyết áp. Nghỉ ngơi thoải mái trong môi trường thư giãn ít nhất 15 phút trước khi đo huyết áp. Không đo huyết áp sau các hoạt động thể lực hoặc trong thời gian đang căng thẳng. Đo huyết áp ở nơi yên tĩnh.

13. Tôi nên mua loại máy đo loại nào ?
        - Trước khi mua máy bạn hãy chắc chắn rằng đã chọn đúng loại máy đo phù hợp với bạn. Máy  bán tự động(bơm hơi bằng tay) có giá cả hợp lý nhất trong số các loại máy hiện số. Loại máy này đòi hỏi người sử dụng phải bóp quả bóng bơm hơi để bơm hơi vòng bít cho tới khi đạt tới mức bơm hơi đúng của bạn.Vòng bít tự động xả hơi và các kết quả đo của bạn hiển thị dạng số trên màn hình một cách rõ ràng. Nếu bạn bị viêm khớp hoặc tay yếu, bạn sẽ thấy khó bơm hơi vòng bít. Để thuận tiện hơn, bạn nên chọn loại máy tự động hoàn toàn. Loại máy này tự động bơm hơi bằng cách ấn phím. Chỉ trong vài giây kết quả huyết áp và nhịp tim của bạn sẽ thay phiên nhau hiển thị trên màn hình. Các máy tự động của Omron có nhiều chức năng khác nhau bao gồm các model với máy in kết quả, chức năng bộ nhớ, đo nhanh và thiết kế gọn nhẹ. Công nghệ Intellisense tiện lợi cho việc bơm hơi đối với từng cá nhân. Các máy đo huyết áp cổ tay giúp bạn dễ mang theo mình vì nó như loại “đồng hồ đeo tay”. Nên cân nhắc loại máy nào đáp ứng được nhu cầu của bạn đó là quyết định quan trọng nhất. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ loại máy nào phù hợp nhất với bạn. Chúng tôi khuyên với những khách hàng bị cao huyết áp, tiểu đường hoặc chứng xơ cứng động mạch nghiêm trọng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mua loại máy đo cổ tay.

14. Làm sao tôi biết được tôi đang sử dụng đúng kích cỡ vòng bít ?
        - Không quan tâm tới trọng lượng, chiều cao hay tình trạng thân hình bạn, chúng tôi khuyên bạn đo chu vi bắp tay của bạn bằng cách đặt thước dây ở vị trí giữa khuỷu tay và vai bạn. Nếu bắp tay bạn cỡ từ 18 tới 23cm, bạn nên dùng loại vòng bít cho người lớn cỡ nhỏ. Nếu bắp tay bạn cỡ từ 23 tới 33 cm, bạn nên dùng loại vòng bít cho người lớn cỡ tiêu chuẩn. Và nếu bắp tay bạn cỡ từ 33 tới 43 cm, bạn nên dùng loại vòng bít cho người lớn cỡ lớn. Mỗi model cho phép sử dụng với kích cỡ vòng bít cụ thể. Khi cỡ vòng bít bạn sử dụng không đúng sẽ cho kết quả đo sai ở lần đo đầu tiên, và sau một thời gian sử dụng ngắn sẽ làm cho ruột vòng bít bị hỏng.

15. Có sự khác biệt nào giữa máy kết quả huyết áp đo được ở cổ tay và bắp tay ?
        - Các giá trị huyết áp đo được ở cổ tay và bắp tay bị ảnh hưởng bởi tình trạng bệnh khác nhau.Nếu vị trí của cổ tay bạn không ở ngang với tầm tim bạn, giá trị huyết áp thay đổi do trọng lượng của máu. Giá trị huyết áp sẽ thấp khi cổ tay bạn đặt ở vị trí cao hơn tầm tim bạn. Mặt khác, khi cổ tay bạn ở vị trí thấp, giá trị huyết áp sẽ tăng. (Sự khác biệt khoảng 8 mmHg khi độ cao chênh lệch là 10 cm). Huyết áp bắp tay và cổ tay thường không chỉ ra sự khác biệt lớn trước và sau khi ăn hoặc uống. Nếu bạn tắm nước nóng, các mạch máu ở da sẽ tạm thời co lại và huyết áp sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu bạn tắm nước ấm và thư giãn, các mạch máu ngoại biên giãn ra và huyết áp sẽ thấp hơn. Gần đây huyết áp cổ tay có xu hướng thấp hơn so với huyết áp bắp tay.

16. Sự khác biệt giữa giá trị huyết áp đo được ở cổ tay và bắp tay ?
        - Đo huyết áp của bạn bằng cách sử dụng máy đo bắp tay ở tay phải và sử dụng máy đo cổ tay ở tay trái cùng lúc. Sau vài lần đo, bạn có thể biết được sự khác biệt. Nếu giá trị huyết áp đo được ở tay phải và tay trái khác nhau nhiều, bạn cần phải biết xu hướng huyết áp của bạn khác nhau bằng cách đo vài lần, thay đổi loại máy đo với từng tay.

17. Tại sao việc theo dõi huyết áp lại quan trọng ?
        - Ghi lại các kết quả huyết áp cao nhất và thấp nhất trong ngày cùng với các tình trạng về tinh thần, cơ thể và môi trường sẽ trợ giúp cho bác sĩ của bạn rất nhiều trong việc chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn nên đo huyết áp của mình hàng ngày ở nhà và ghi lại kết quả đo cùng với các điều kiện về thời tiết, sự việc, lo lắng hoặc việc sử dụng thuốc (thuốc giảm đau,…) hoặc bất cứ thông tin nào khác có thể giúp cho việc chẩn đoán sức khỏe của bạn.

Trên đây là những chia sẻ một vài điều cần biết về máy đo huyết áp Omron sử dụng tại nhà mong rằng nó sẽ giúp ích được các bạn trong việc sử dụng và hiểu thêm về nó.

Hoặc có thể liện hệ với chúng tôi để nhận được giá tốt nhất về các loại máy của Omron !
 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Liên Hệ :
       Địa Chỉ : Số 17 , Ngõ Quan Thổ 2, Phố Tôn Đức thắng , Đống Đa - Hà Nội
       Văn phòng giao dịch: Cửa hàng trang thiết bị y tế YẾN ANH - 115/C10, Phố Phương Mai, Đống  Đa, Hà Nội
       Điện Thoại : 043.576 6323     Fax: 043.5766324
       Hotline : 090 999 6668 - Chị Hoa


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Liên Kết

Auto Backlinks,autohits,autosurf, luottruycap Blogger Tricks

Tổng số lượt xem trang

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *